Kết quả hoath động TTHTCĐ xã Bình Dương 6 tháng đầu năm 2015.


UBND XÃ BÌNH DƯƠNG

TTHTCĐ XÃ BÌNH DƯƠNG

 

 
 
 

 

 

Số:    06  /BC-TTHTCĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

Bình Dương , ngày 20 tháng 5  năm 2015

 

 

BÁO CÁO

Tự đánh giá tổ chức, hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng

Năm học 2014 - 2015

 

 
 

 

 

 

          Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Đông Triều.

Thực hiện công văn số: 263/CV-PGD&ĐT ngày 05 tháng 4 năm 2015 của Phòng GD&ĐT Đông Triều về việc hướng dẫn đánh Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường trên địa bàn thị xã;

Căn cứ Công văn số 2231/SGDĐT-GDTX ngày 05/9/2014 của Sở GD&ĐT Quảng Ninh hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 đối với giáo dục thường xuyên;

TTHTCĐ xã Bình Dương báo cáo tự đánh giá kết quả tổ chức, hoạt động trong năm học 2014 - 2015, với những nội dung cụ thể như sau:

I. Đặc điểm tình hình địa phương

  • Bình Dương là một xã nông nghiệp miền núi, nằm ở phía tây của huyện Đông Triều giáp Chí Linh – Hải Dương. Xã có 3,5km đường quốc lộ 18A chạy qua, hệ thống giao thông, thủy lợi cơ bản thuận lợi, 100% diện tích gieo trồng đều chủ động tưới tiêu. Bình Dương có tổng diện tích tự nhiên là 1017,47ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 621,04ha; đất chuyên dùng; 263,99 ha; đất khác 55,4 ha. Tổng dân số của xã là: 8215 nhân khẩu. Địa hình dân cư nằm rải rác không tập chung do vậy xã quy hoạch quản lý hành chính được chia thành 10 thôn. Trong những năm qua Bình Dương luôn có những chuyển biến khởi sắc trong mọi lĩnh vực như: kinh tế phát triển , đa dạng hóa phát triển các mô hình kinh tế, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng sản xuất, đặc biệt là xây dựng chương trình nông thôn mới. Tốc độ phát triển kinh tế đạt 13%/ năm.
  • Văn hóa xã hội được phát triển sâu rộng, các phong trào văn hóa văn nghệ phát triển ở các thôn, tỷ lệ  gia đình văn hóa đạt 95%, năm sau cao hơn năm trước. Đến nay có 9/10 làng đạt danh hiệu làng văn hóa cấp Huyện.
  • Công tác chính sách xã hội được quan tâm rà soát, xem xét đề nghị quyết định đúng đối tượng, đúng thời gian, hàng năm quan tâm đến các hoạt động thuộc gia đình chính sách.
  • Y tế dân số giáo dục luôn được quan tâm trú trọng, trạm y tế tổ chức tốt việc trực và khám bệnh cho nhân dân.
  • Trên địa bàn xã có 4 trường gồm: trường THCS, tiểu học và hai trường mầm non A,B, các trường  luôn coi trọng công tác giáo dục đến nay 4 trường đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn I. Đội ngũ giáo viên 100% thầy cô cơ bản đều đạt chuẩn và trên chuẩn theo trình độ các bậc học và có nhiều Thầy, Cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp. Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được hoàn thiện và nâng cao đáp ứng nhu cầu dạy và học.
  • An ninh quốc phòng cũng được củng cố và giữ vững từ đó tạo đà cho kinh tế phát triển đời sống nhân dân được nâng nên.

II. Bộ máy quản lý.

1. Ban giám đốc:

- Ban giám đốc trung tâm: 3 đồng chí ( 1 đ/c giám đốc và 2 đ/c phó giám đốc )

- Các ủy viên trong ban quản lý gồm 11 đồng chí

- Các Đ/c trong ban giám đốc trung tâm, Đ/c giáo viên biệt phái tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do sở, phòng giáo dục tổ chức.

   2. Công tác triển khai và thực hiện văn bản chỉ đạo của cấp trên:

- Ban giám đốc trung tâm đã xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban giám đốc và TTHTCĐ.

- TTHTCĐ chủ động tham mưu cho UBND trình cấp có thẩm quyền quyết định kiện toàn Ban giám đốc trung tâm Có đủ, đúng cơ cấu thành phần theo quy định.

- Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tuần, tháng, năm đảm bảo các bước, thời gian hợp lý, nội dung cụ thể thiết thực phù hợp với thực tiễn địa phương

- TTHTCĐ có phòng làm việc riêng có tủ đựng hồ sơ sổ sách bao gồm các kế hoạch – Báo cáo hoạt động của từng tháng, của năm, sổ lưu công văn đi, đến, sổ theo dõi các lớp bồi dưỡng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các buổi tuyên truyền.....

   3. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch hoạt động:

  • TTHTCĐ làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các trường học trên địa bàn, chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động dựa trên nhu cầu của người học, phù hợp với nhận thức, trình độ học vấn của người  dân và dựa trên tình hình thực tế của địa phương,  báo cáo kết quả hoạt động của từng tháng từ đó có những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy hoạt động của TTHTCĐ ngày càng hiệu quả thiết thực.
  • Ngoài ra TT còn phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để liên hệ tìm các tư liệu bổ xung cho tủ sách của TT nhằm phục vụ cho việc tuyên truyền, tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật…Để mọi người dân trong xã đều có thể học tập và nghiên cứu một cách dễ ràng.
  • TTHTCĐ chủ động liên hệ với các TT khuyến nông, khuyến ngư của Tỉnh, của Huyện để làm cầu nối, tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật tạo điều kiện cho người dân nắm bắt được các quy trình phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, vật nuôi, trau dồi kinh nghiệm để phát triển kinh tế cho gia đình cũng như cho xã hội..
  • TTHTCĐ thường xuyên điều tra nhu cầu học tập của người dân thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, họp dân, các buổi giao ban và sinh hoạt thường kì của các ban ngành, đoàn thể của xã và các Thôn để nắm bắt nhu cầu học tập của người dân.
  • Duy trì tốt hoạt động của các câu lạc bộ: câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, câu lạc bộ TDTT... đã có tác dụng tốt trong việc nâng cao sức khoẻ, tuổi thọ, giúp người cao tuổi sống vui, sống khoẻ, sống có ích.

- Công tác lưu trữ tài liệu, hồ sơ đầy đủ các văn bản pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của trung tâm HTCĐ; hồ sơ tài liệu về tổ chức và hoạt động của trung tâm.

   4. Quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

  • Sử dụng nguồn kinh phí của TTHTCĐ đảm bảo, có hiệu quả
  • TTHTCĐ đã tận dụng và phát huy triệt để tất cả các CSVC, thiết bị sẵn có trên địa bàn như nhà văn hóa các Thôn , trường học, UBND xã để tổ chức các lớp tập huấn, Chuyển giao khoa  học kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên đề cho người dân có nhu cầu với phương châm "cần gì học nấy" "học suốt đời" " Học để có nghề nghiệp và lao động ngày càng hiệu quả". 
  • Trung tâm đã có phòng làm việc riêng, có máy vi tính nối mạng Internet, máy tính sách tay, máy in, máy ảnh, một số bảng biểu (bảng tên của TT, sơ đồ liên kết, panô, bảng công khai hoạt động), bàn làm việc, tủ đựng tài liệu sách báo và một số đồ dùng sinh hoạt phục vụ cho hoạt động của trung tâm

III. Tổ chức hoạt động.

  1. Đánh giá công tác hoạt động:

Triển khai có hiệu quả hướng dẫn số 3852/SGD&ĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012 của SGD&ĐT về việc tăng cường tổ chức và hoạt động của các trung tâm HTCĐ giai đoạn 2010 - 2015;

Thực hiện nghiêm túc đánh giá hoạt động của trung tâm HTCĐ theo tiêu chí ban hành kèm theo công văn số 778/CV - PGD&ĐT ngày 30 tháng 11 năm 2012.

Đội ngũ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng  đủ năng lực và trình độ tổ chức các hoạt động của trung tâm, đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động tại địa phương.

Tăng cường các hình thức tuyên truyền thông qua các hoạt động tại trung tâm HTCĐ, phối hợp với đài truyền thanh xã, các thôn tuyên truyền phổ biến kịp thời tới người dân về các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, trợ giúp pháp lý...; đẩy mạnh việc tham mưu, đề xuất các hoạt động với chính quyền địa phương; làm tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, hội khuyến học, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên.

        Tích cực mở lớp bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của mọi người; tiếp tục khảo sát, điều tra và vận động người dân đến học tập tại các trung tâm phù hợp tình hình thực tiễn địa phương.

      Củng cố mô hình hoạt động của trung tâm HTCĐ theo hướng đổi mới công tác quản lý, đa dạng hóa nội dung, chương trình và hình thức học tập, đặc biệt chương trình bồi dưỡng về chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi đáp ứng nhu cầu học tập của người dân từ đó phát triển kinh tế gia đình, kinh tế của địa phương.

 

  2. Kết quả thực hiện

 

TT

Tên hoạt động giáo dục

Số lớp (chuyên đề)

Số lượt người tham gia

Tổng số

Nữ

1

Học chương trình xóa mù chữ, giáo dục trương trình sau biết chữ

 

 

 

2

Học nghề ngắn hạn

 

 

 

3

Chuyên đề Giáo dục pháp luật

3 lớp

469 người

 

4

Chuyên đề  Giáo dục sức khỏe

11 lớp

581 người

 

5

Chuyên đề Giáo dục môi trường

5 lớp

250 người

 

6

Chuyên đề Văn hóa xã hội

1 lớp

30 người

 

7

Chuyên đề Phát triển kinh tế

10 lớp

350 người

 

8

Chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống

 

 

 

9

Chuyên đề của chương trình khác

8

trên 700 lượt người

 

10

Các chương trình văn nghệ, thể dục thể thao được phổ biến

15 chương trình VHVN – 1 chương trình TDTT

trên 1000 lượt người tham gia

 

VI. Đánh giá công tác huy động sự tham gia của xã hội

- Tham gia của cơ quan chuyên môn tốt.

- Tham gia của các doanh nghiệp tốt.

- Tham gia của nhà hảo tâm tốt

- Tham gia của các cơ sở tôn giáo tốt.

- Tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội tốt.

V. Hiệu quả hoạt động

- Tỉ lệ biết chữ trong các độ tuổi;

+ Từ 6 đến 60 tuổi: 100%.

+ Trên 60 tuổi: 99%, tăng với năm 2013.

- Số người tham gia học tại TTHTCĐ 3.305 (lượt người tham gia) tăng so với năm 2013.

- Số hộ nghèo ở địa phương là 23 hộ giảm so với ( năm 2013 là 43 hộ )

- Ý thức bảo vệ môi trường của người dân đã đi vào nền nếp, môi trường  được cải thiện rõ rệt.

- Thu nhập bình quân 24,7 triệu đồng/người/năm, tăng so với năm 2013

Có nhiều tiến bộ KHKT; và KN tốt được ứng dụng vào cuộc sống: Mô hình trồng lúa nếp cái hoa vàng ở thôn Hoàng xá, mô hình nuôi trồng thủy sản cá nước ngọt ở thôn Đông Lâm, Mô hình trồng cây khoai tây Atlantich ở thôn Đạo Dương, Bắc Mã, mô hình trồng cây ăn quả ( Na dai ) ở thôn Chi Lăng.

  • Công tác phòng chống bệnh dịch cho người và vật nuôi, cây trồng đảm bảo tốt không xảy ra dịch bệnh và mất an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêm chủng mở rộng đạt 100%.
  • An ninh chính trị được giữ vững. Tình hình tệ nạn xã hội giảm.

   -   Các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao, nếp sống văn minh của nhân dân được cải thiện rõ rệt; tham gia và tổ chức được 1 giải cầu lông, 1 giải bóng đá, 13 chương trình văn nghệ, có 9/10 làng văn hóa.

 

 

 

 Nơi nhận:                                                                             

- Như kính gửi;

- Thường trực Đ.U; UBND xã/phường;

- LĐ TTHTCĐ;

- Lưu: VT.

 

GIÁM ĐỐC

 

Đã ký

 

 

 

Nguyễn Xuân Hưng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND XÃ BÌNH DƯƠNG

TRUNG TÂM HTCĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

Bình Dương., ngày 20 tháng 05 năm 2015

 

BẢNG CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI

TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG  XÃ BÌNH DƯƠNG

NĂM HỌC 2014-2015

Tiêu

chí

Nội dung tiêu chí

Điểm tối đa

Điểm tự

đánh giá

Điểm do phòng GD&ĐT

 đánh giá

I

 Bộ máy quản lý - CSVC

15

 

 

1.1

Ban Giám đốc (có đủ thành phần theo quy định)

2

2

 

1.2

Ban Giám đốc, giáo viên được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ

2

2

 

1.3

 Triển khai và thực hiện văn bản chỉ đạo của cấp trên

2

2

 

1.4

 Xây dựng kế hoạch hoạt động sát với tình hình thực tiễn của địa phương

3

3

 

1.5

 Quản lý hiệu quả hoạt động các nguồn lực

2

2

 

1.6

Phòng làm việc thường trực của TTHTCĐ (tủ tài liệu, bàn ghế, bảng KH, máy tính…) và có đủ diện tích.

 

2

2

 

1.7

Phát huy hiệu quả các Hội trường văn hóa cấp xã, cấp thôn các trường học để đặt các lớp học phù hợp và đảm bảo yêu cầu

 

2

2

 

II

 Tổ chức hoạt động

50

15

 

2.1

Điều tra nhu cầu học tập, nắm bắt kịp kịp thời về nhu cầu học tập của người dân

3

2

 

2.2

 Thông tin về nội dung, địa điểm, thời gian học tập kịp thời đến người dân

1

1

 

2.3

 Tổ chức tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân tham gia học tập

3

2,5

 

 

 

2.4

 - Số người học Chương trình xóa mù chữ, giáo dục sau khi biết chữ (nếu có tính theo %)

3

2

 

- Số người học nghề ngắn hạn (theo tỷ lệ %)

3

2

 

- Số lượt người tham gia học các chuyên đề tăng với cùng kỳ

3

3

 

 

 

 

 

2.5

Tổng số các chuyên đề đã thực hiện/năm:

(Tổ chức đầy đủ nội dung và có chất lượng tốt các chuyên đề; bình quân ít nhất 01 chuyên đề/tháng):

 

 

 

- Các chuyên đề Giáo dục Pháp luật

3

3

 

- Các chuyên đề Giáo dục sức khỏe

3

3

 

- Các chuyên đề  Giáo dục môi trường

3

3

 

- Các chuyên đề  Văn hóa xã hội

3

2

 

- Các chuyên đề  Phát triển kinh tế

3

3

 

- Các chuyên đề  Giáo dục kỹ năng sống

3

3

 

- Các chuyên đề  của chương trình khác

3

2

 

2.6

Các chương trình văn nghệ, thể dục thể thao, câu lạc bộ, xây dựng nếp sống văn hóa…. được phổ biến

3

2,5

 

2.7

Các hình thức tổ chức lớp học:

 

 

 

 - Tổ chức lớp học phù hợp với đối tượng, điều kiện người học và nội dung của chuyên đề

3

2,5

 

- Tổ chức lớp học theo câu lạc bộ

2

2

 

- Tổ chức lớp học mà trong đó người học thường xuyên được trao đổi, thảo luận, được hướng dẫn tự học và sử dụng Internet vào học tập

2

1,5

 

2.8

 Công tác thông tin, báo cáo và lưu trữ hồ sơ hoạt động của trung tâm

3

2,5

 

III

 Huy động sự tham gia của xã hội

10

 

 

3.1

Tham gia của cơ quan chuyên môn

3

3

 

3.2

Tham gia của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các cơ sở tôn giáo

4

3

 

3.3

Tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội

3

3

 

IV

 Hiệu quả hoạt động

25

 

 

4.1

 Tỷ lệ biết chữ trong các độ tuổi tăng

3

3

 

4.2

 Số người tham gia học tại các TTHTCĐ tăng

3

3

 

4.3

 Số hộ nghèo của địa phương giảm

2

2

 

4.4

 Ý thức bảo vệ môi trường được cải thiện rõ rệt

2

2

 

4.5

 Thu nhập bình quân/người/năm tăng

3

3

 

4.6

 Ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tốt vào cuộc sống

3

3

 

4.7

Bệnh dịch cho người, vật nuôi và cây trồng được phòng tránh

2

2

 

4.8

An ninh chính trị ổn định, tệ nạn xã hội giảm

2

2

 

4.9

Sinh hoạt văn hóa, thể thao, nếp sống văn minh của người dân được cải thiện

2

2

 

4.10

 Số lượng người dân có việc làm mới sau khi học nghề ngắn hạn tăng

3

2

 

Tổng

100

90,5

 

 

Kết quả tự đánh giá: đạt: 90,5 điểm; Xếp loại:Tốt

                                                                       

NGƯỜI LẬP BIỂU

 

 

 

 

Nguyễn Trung Kiên

GIÁM ĐỐC TTHTCĐ
 

 

( Đã ký )

 

Nguyễn Xuân Hưng

 


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu